Xung đột giàn khoan HD981 là cơ hội vàng để xây dựng nền kinh tế tự chủ với Trung Quốc (p1)

Con dao kinh tế kề cổ Việt Nam và cơ hội để gỡ bỏ nó dường như đang tới

Trong những lần xung đột Biển Đông trong các năm gần đây với Trung Quốc, trên các diễn đàn, mạng xã hội và ngoài cuộc sống  luôn xuất hiện các lời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. Những lời kêu gọi này thường nhanh chóng bị phản đối bởi hàng loạt các luận điểm dường như rất thích đáng như “kinh tế Việt Nam quá phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc giá rẻ, nếu tẩy chay thì nền kinh tế của chúng ta sẽ sụp đổ”, “không nên vì tẩy chay hàng Trung Quốc mà chúng ta cởi truồng hay chết đói”, “hàng giá rẻ Trung Quốc phục vụ lớp người nghèo bình dân, tẩy chay chỉ tự hại mình”, v.v… Trong những lúc đó, tôi thường dễ dàng đồng ý với các lời phản đối này và tặc lưỡi “Trung Quốc họ sản xuất cho cả thế giới, mình cạnh tranh làm sao được”

Tuy nhiên sau đó, mỗi lần nghĩ tới sự lệ thuộc của nền kinh tế vào Trung Quốc tôi lại có cảm tưởng đang có một con dao kề cổ Việt Nam, hạn chế hành động phản kháng của mình mỗi khi TQ gây hấn, con dao kinh tế này còn mạnh hơn đám tầu thuyền bao quanh giàn khoan HD981, thậm chí có uy lực lớn hơn cả hải quân Trung Quốc. Nhiều người còn đi xa hơn khi cho rằng một khi Trung Quốc đóng cửa thương mại, nền kinh tế Việt Nam lập tức rơi vào khủng hoảng, nếu không muốn nói là sụp đổ.

Lần xung đột này mọi thứ đã hoàn toàn khác, khi mà sự xâm lấn của Trung Quốc đã trắng trợn mức đưa thẳng dàn khoan HD981 vào lãnh thổ chúng ta, nói như blog Lê Chân Nhân “chúng ta đã bị dồn tới thềm nhà, không còn lui được nữa“. Và khi chẳng còn chỗ nào để lui thì tôi bắt đầu buộc phải suy nghĩ và đánh giá lại về mọi vấn đề. Sau một vài ngày suy nghĩ, đột nhiên tôi nhận thấy rằng dường như suy nghĩ rằng chúng ta không thể thoát khỏi lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc là một định kiến sai lầm, con dao kề cổ đó không đáng sợ như tôi vẫn tưởng. Nghĩ thêm chút nữa thì thậm chí tôi bắt đầu cảm thấy rằng cuộc xung đột này chính là cơ hội vàng để thoát ra, xây dựng một nền kinh tế tự chủ với Trung Quốc. Khó khăn sẽ đến trong vài năm đầu, nhưng sau 3-5 năm, nếu thật sự khéo léo chúng ta đã có thể hưởng thành quả của một nền kinh tế thật sự cạnh tranh, tự chủ và không thua kém nhiều nền kinh tế sản xuất của Trung Quốc.

Theo một số bài báo trong tháng vừa qua, chi phí sản xuất tại TQ đã tăng cao tới mức một số nhà sản xuất Mỹ đã dịch chuyển ngược trở lại nhà máy về Mỹ vì sản xuất ngay tại Mỹ cho chi phí thấp hơn. Trong vài năm gần đây xu hướng được nhìn thấy là rất nhiều nhà gia công quốc tế dịch chuyển  nhà máy vào Việt Nam, bạn có thể thấy ngành giầy da, may mặc, nông thủy sản đang phát triển rất mạnh ở VN thay cho các nhà máy Trung Quốc. Bạn có thể thấy các nhà sản xuất lớn như Nokia, SamSung, Intel đưa các nhà máy công nghệ cao vào Việt Nam, bạn có thể chứng kiến các công trình của Hàn Quốc, Nhật bản mọc nhan nhản trên đất Việt Nam. Và bạn có thể đọc được rất nhiều bài báo nói rằng người Nhật, người Hàn muốn rút nhà máy khỏi Trung Quốc, chuyển sang Việt Nam vì chi phí sản xuất tại TQ đã cao lên tới mức khó cạnh tranh. Ngoài ra mối lo ngại bị chính các đối tác TQ ăn cắp công nghệ, nhái thương hiệu là mối lo thường kỳ của các hãng nước ngoài khi sản suất tại TQ đã khiến nhiều nước nghĩ tới Việt Nam như một sự lựa chọn thay thế.

Bạn cũng có thể thấy Hoàng Anh Gia Lai đang chuyển sang làm nông nghiệp với công nghệ tiên tiến nhất của thế giới được phát triển bởi Israel, và sắp tới nuôi bò úc để cạnh tranh với bò nhập khẩu trên chính đất Việt nam. Bạn có thể thấy Vingroup và nhiều công ty BDS lớn đầu tư xây dựng các khu chung cư tại Việt Nam, Masan phát triển ngành hàng tiêu dùng Việt, 4 hãng tiêu dùng lớn nhất thế giới Unilever/PS/CocaCola/Pepsi và nhiều hãng khác như Heniken đang cùng sản xuất trực tiếp hàng hóa trên đất nước Việt Nam và cạnh tranh với các công ty nội địa. Bạn cũng có thể thấy Viettel đang mang tiền đi đầu tư ở xứ người hoàn toàn thành công. Bạn có thể thấy Lotte, Aeon, MacDonals, KFC, Loteria đang tìm cách xâm nhập và chiều chuộng người tiêu dùng Việt Nam. Bạn cũng có thể thấy FPT đủ năng lực làm chủ các giải pháp IT cho doanh nghiệp, VCCorp hoàn toàn làm chủ các công nghệ Internet của mình ở đẳng cấp thế giới, VNG áp đảo các hãng Trung Quốc trong việc phát hành game tại Việt Nam. Như vậy  về năng lực sản xuất, vốn, con người, các đại tư bản, mức độ kiểm soát công nghệ thì rõ ràng rằng các doanh nghiệp nội địa tuy vẫn còn yếu, nhưng nếu được trao cơ hội, được hỗ trợ hợp lý thì họ hoàn toàn sẵn sàng cho việc tiếp nhận và sản xuất để thay thế hàng hóa TQ bán vào Việt Nam

Câu hỏi đặt ra là trong khi các hãng lớn tin tưởng và sẵn sàng dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam, trong khi nội lực của chúng ta bắt đầu có sức mạnh vậy tại sao ta lại không dám tự tin vào chính mình? Câu trả lời đã rõ ràng, thực tế đã thay đổi, có cơ sở để tin rằng chúng ta đã bắt đầu có năng lực để tiếp nhận các nhà máy sản xuất và về lâu dài tiến tới xây dựng một nền hệ thống sản xuất có sức cạnh tranh với TQ. Chỉ vì chúng ta sợ hãi, chỉ vì chúng ta vẫn nghĩ mình còn kém cỏi như 10 năm trước đây nên chưa thật sự nhận thấy rằng về sản xuất, ta đã mạnh hơn rất nhiều so với những gì ta nghĩ.

Phần tiếp theo đăng vào ngày mai tôi xin cụ thể hóa hơn bằng cách đi sâu vào một số lĩnh vực của nền kinh tế.  Xin tạm dừng ở đây để suy nghĩ tiếp phần sau, tôi muốn có đủ thời gian để suy nghĩ cẩn trọng hơn, thay vì cố gắng lạc quan tếu. Nếu bạn có ý tưởng gì, hoặc nhìn thấy thiếu sót gì trong lập luận xin liên hệ để trao đổi.

The dark side of cloning

Cloning mang lại thành công, tự tin, giá trị xã hội, và rất nhiều kết quả tốt đẹp khác, nhưng nó cũng mang lại nhiều điều không thú vị. Đọc thêm bài “Cuộc chiến giữa các clone” tại đây

1 – Hạnh phúc không trọn vẹn

Dù thành công tới đâu, người clone cũng vẫn chỉ là người số 2, vẫn chỉ là người đi sau, là người bắt chiếc, không cách nào để có được sự niềm vui trọn vẹn. Clone 99% thì bạn nhận được 1% nể trọng, copy 1% thì bạn nhận được 99% nể trọng. Clone 99% thì trong 100 bài báo nói về người bạn clone, giỏi lắm có 1% bài nói về bạn. Còn trong 100 bài báo nói về bạn sẽ có tới 99 bài báo nói về người bạn clone. Clone 99% thì trong 100 người khen bạn chỉ có 1 hải đăng, còn lại là 99% là em chã.

2 – Chasing the dog’s tail

Bạn có cảm nhận được sự khổ sở, vất vả của kẻ luôn phải đuổi bắt cái đuôi của một con chó chạy phía trước với một chiếc đuôi ve vẩy và lắc lư, đuôi lắc sang phải là bạn phải nhào sang phải, đuôi lắc lên trên bạn vội vàng nhẩy lên trên. Khi clone một con chó, cơ thể bạn được tập luyện để chạy, bạn sẽ chẳng thể bay mà cũng chẳng thể bơi. Và khi mà con chó bạn đuổi theo đột nhiên lăn ra chết, điều gì sẽ xảy ra với bạn. Hoặc một ngày đẹp giời, trong lúc đang vội vã bám theo cái đuôi của chó, đột nhiên bạn thấy một bóng một chú đại bàng vĩ đại lướt qua bầu trời. Điều gì sẽ xảy ra với bạn? Bỏ hết các cơ bắp và khối lượng tích luỹ được sau bao năm luyện tập, để học bay và tiếp tục đuổi bám theo đuôi đại bàng?Có một giống loài clone đặc biệt “The lord of the clones”, vị hoàng đế này được tôi luyện để clone, ông ta có thể clone mọi thứ, nhanh và cứ clone là thành công, sự thoả mãn của vị hoàng đế này là 99%. Tuy vậy, đôi lúc tôi vẫn ngạc nhiên tự nghĩ, với từng đó tài năng và sức lực tại sao vị The lord of the clones này lại chọn con đường bám đuổi cái đuôi một con chó, vật vã bay theo đại bàng mà không tìm cách sáng tạo riêng cho mình một chiếc tên lửa để vượt qua bầu trời bay tới các vì sao? Có phải ông ta không thích, ông ta chưa hiểu, ông ta chưa đủ điều kiện? Hay clone là máu, là thịt, là văn hoá, là bộ gien ngấm sâu vào vị hoàng đế vĩ đại này.

3 – Chẳng thể bay tới các vì sao

Những người đã khiến thế giới thay đổi dạy bạn điều gì?Picasso nói “Good artists copy. Great artists steal”. Copy lại những gì người khác làm sẽ khiến bạn trở thành nghệ sỹ giỏi, bạn sẽ trở thành nghệ nhân sao chép tranh xuất sắc, nhưng không bao giờ bạn có được tác phẩm nổi tiếng của riêng mình.Henry Ford từng nói “Nếu tôi hỏi khách hàng họ muốn gì, họ sẽ nói họ muốn một con ngựa nhanh hơn”. Và nếu Herny Ford lắng nghe khách hàng, hoặc cố gắng clone các nhà đóng xe ngựa cũ, ông vẫn sẽ thành công, vẫn mang lại giá trị với những chiếc xe ngựa thượng hảo hạng, nhưng sẽ chẳng bao giờ thế giới có được những chiếc ô tô ngày hôm nay.Mark Zuckerberg nói “Hollywood có vẻ không thể nào hiểu nổi rằng, ở Silicon Valey, người ta tạo ra những thứ mới chỉ vì người ta thích tạo ra thứ mới”. Tạo ra những cái mới đã cực kỳ khó, tạo ra những cái mới thành công lại càng khó hơn nhiều. Phải lì lợm trước những thất bại, phải cố chấp/bảo thủ để theo đuổi con đường, phải rèn luyện kỹ năng từ các sáng tạo nhỏ nhất, phải từ chối copy các kết quả thực dụng. Đa số các nhà sáng tạo sẽ thất bại, một số nhỏ trong họ sẽ bay tới các vì sao.Quan điểm tạo nên hành vi, hành vi rèn luyện ra số phận. Khi đặt thành công và sự chắc chắn lên trên hết, bạn hãy chọn con đường của The lord of the clones, luyện tập các kỹ năng của một chiến binh clone vĩ đại và bạn sẽ có thể chạy nhanh như chó, bay cao như đại bàng, lặn sâu như bạch tuộc, bạn vẫn sẽ tạo ra vô vàn lợi ích xã hội, bạn sẽ trở thành nghệ nhân sao chép tranh, đóng được những chiếc xe thượng hạng. Nhưng bất kể clone giỏi, thành công tới đâu, bạn sẽ chẳng bao giờ bay được tới các vì sao bởi vì giấc mơ đã tắt trong lòng bạn, tư duy sáng tạo đã bị thay thế bởi bộ máy copy, niềm vui sáng tạo nhỏ đã bị dập tắt bởi các số liệu lớn.Viva the lord of the clones!

Cuộc chiến giữa các clones

1 – Clone là một chiến lược thành công

Clone vừa làm dễ thực hiện, vừa dễ thành công. Copy nguyên vẹn từ các chức năng cơ bản, thiết kế, mầu sắc, cho tới phương thức marketing, cách thức phát triển và cho tới mô hình kinh doanh của một web Mỹ, Trung, Hàn vừa đỡ tốn công sức phát triển, vừa tiết kiệm thời gian. Những gì đã thành công ở nơi khác là đã trải qua thử nghiệm, cân nhắc, suy nghĩ của nhiều cao thủ khác. Vậy tại sao không “tận dụng sức người khác” và copy thật nhanh, Việt hóa và sử dụng thế mạnh marketing của mình để nhanh chóng thành công? Nhiều và rất nhiều người đã chọn con đường này, thực tế cho tháy nó mang lại cho họ sự tự tin, thành công nhanh và những kết quả rực rỡ.

2 – Người Việt thích clone

Người làm web Việt thích clone. Họ clone trực tiếp từ Mỹ, Hàn. Họ clone lại từ clone Tầu. Họ clone lại từ các clone Việt. Họ clone lại những gì người Việt khác sang tạo ra. Bạn có thể quan sát thấy các website thành công trên các lĩnh vực báo điện tử, MXH, game, âm nhạc, mobile, diễn đàn sẽ có hàng chục, thậm chí hàng trăm nỗ lực clone, điều mà hiếm khi thấy ở Mỹ và thường xuyên thấy ở China. Từ đội quân clone này xuất hiện nhiều người chiến thắng, từ kinh nghiệm clone này, lại phát sinh clone khác. Thật là một chiến lược tốt và dễ dàng xuất phát.

Người dùng Việt thích tán tụng clone. Câu chuyện của họ thường là: ai clone nhanh hơn, ai clone giỏi hơn, ai clone thành công hơn. Lập luận khen ngợi của họ thường là clone với phong cách Việt (dù không ai nói rõ được phong cách Việt là gì), khẩu hiệu của họ thường là người Việt ủng hộ sản phẩm người Việt. Ngược lại với văn hóa phương Tây khi mà bạn thường tìm thấy lợi ngợi khen dựa trên khác biệt, thì hiếm khi bạn tìm thấy các lời tán thưởng cho các ý tưởng độc đáo, đi trước, khác lạ. Công chúng yêu thích sự đơn giản và dễ hiểu, cái gì giống cái đã đi trước luôn đơn giản và dễ hiểu.

Báo chí Việt thích viết về các clone. Đánh nhau với một người khổng lồ, dù bằng cách clone lại họ dẫu sao vẫn là một câu chuyện thú vị, dễ viết, không cần  nhiều chiều sâu. So sánh sự khác biệt tinh tế làm gì cho vất vả, nếu bạn chỉ cần sử dụng vài số liệu bề ngoài, nhất là khi so sánh với những gì ai cũng hiểu quả là một việc nhẹ nhàng, lại dễ kiếm pageview

3 – Một thiểu số người Việt không thích clone

Clone mang lại các sản phẩm Việt cạnh tranh thành công với nước ngoài, mang lại doanh thu/thành công, sự thỏa mãn của người chiến thắng, lợi ích cho người sử dụng, tạo ra câu chuyện cho báo chí và công chúng. Clone tuyệt vời và hữu ích như thế, vậy mà vẫn có một thiểu số nhỏ không chịu hòa mình vào dòng nước, bằng lòng với những sáng tạo nho nhỏ, kiên trì với lối nghĩ riêng, ngèo nàn với những thất bại lớn hoặc thành công tí tẹo. Vậy nguồn động lực nào giúp các innovators này tiếp tục kiên trì? Có thể là sự cố chấp, có thể đó là cảm giác sung sướng khi nhìn thành phẩm của riêng mình, có thể đó là ý thích tìm kiếm sự khác biệt, có thể đó là mong muốn thay đổi thế giới dù là nhỏ nhất, có thể đó là thói quen thích đào sâu tư duy và hiểu biết.

Nhiều người chọn clone, một số người chọn sáng tạo, vậy đâu là sự động lực chính bên trong thúc đẩy họ lựa chọn con đường? Theo tôi đó văn hoá, là các giá trị cuộc sống và xã hội mà mỗi người lựa chọn.

Văn hóa clone và văn hóa sáng tạo khác biệt nhau lớn nhất ở các giá trị nào? Theo tôi

– Clones – trọng thành công và sự dễ dàng
– Innovators – trọng khác biệt và cảm giác tự mình

Tại thời điểm này tỷ số giữa Clone vs Sáng tạo là 10-1.

p/s: clone trong bài viết này hàm ý copy gần như nguyên vẹn, khác với bắt chước. Sáng tạo (Innovation) không mang hàm ý phát kiến (invention) những thứ hoàn toàn mới

Đạo đức, Tình yêu, Lý trí và Sự lựa chọn

Đạo đức

Đạo đức giúp bạn không thực hiện các lựa chọn sẽ khiến bạn trượt xuống vực sâu hoặc phải canh cánh trong lòng cả đời.

Tình yêu

Tình yêu giúp bạn có thể vẫn happy, hài lòng, và kiên trì với lựa chọn của bạn dù khó khăn tới đâu. Nếu bạn đặt niềm tin vào trái tim, nó sẽ giúp bạn thoát khỏi các lựa chọn có lợi nhưng đầy chán chường.

Lý trí

Lý trí giúp bạn thoát khỏi các lựa chọn ngu ngốc, ảo tưởng – nhưng có lẽ chỉ nên dừng lại đấy. Sử dụng lý trí quá mức có thể giúp bạn có được sự lựa chọn có lợi nhất, nhưng không hạnh phúc nhất và không bền vững nhất.

Chọn thế nào?

Đặt lên bàn tất cả các lựa chọn bạn có và hãy để lý trí giúp bạn gạt đi các lựa chọn ngu ngốc, cho phép đạo đức chiến thắng trong việc gạch bỏ các lựa chọn có lợi và follow your heart trong các lựa chọn còn lại.

——–
Nhặt lại bài viết từ xưa

Những nỗi sợ khi làm Internet

Xếp theo thứ tự

1 – Sợ nhất là các nhà báo.

Vì họ chém giỏi lắm, dai dẳng, ác độc. Các bạn luôn biết cách sử dụng 2 vũ khí sát thủ là Phản động và Thuần phong mỹ tục. Các bạn bóp méo cũng giỏi lắm, từ một cái cache trên trang các bạn có thể nói là tàng trữ văn hóa phản cách mạng, từ một link bị sót trỏ tới chỗ xấu các bạn có thể nói là tuyên truyền văn hóa phản cách mạng. Các bạn hạ thủ giỏi lắm, từ một vài chi tiết trong luật pháp các bạn thường gợi ý đóng cửa website, bỏ tù ai đó. Các bạn kiên trì lắm, không chỉ viết các bạn còn làm công văn gửi các cơ quan chức năng bằng được mới thôi. Nhất là khi ngừoi ta không biết đường mà đấm mõm các bạn cho đúng cách.
Tất nhiên là các bạn nhà báo tốt đừng hiểu nhầm đoạn này để nói cả báo giới nhé. Nhưng trong thế giới của các bạn có nhiều người tuyệt vời, nhưng lại có rất nhiều những con sâu làm rầu nồi canh một cách khủng khiếp.

2 – Sợ thứ hai là một vài đối thủ xấu

Vì họ tỉnh đòn lắm. Họ biết cách tìm ra những lỗi trên site của bạn, như đăng một tin rao vặt khiêu dâm, hay post một cái gì đó thật xấu. Chụp màn hình làm bằng chứng và gửi đều đặn cho báo chí và cơ quan chức năng,

3 – Sợ thứ ba là một số thiểu số phá hoại

Vì họ kiên trí lắm. Họ biết cách sửa facebook tiếng Việt thành lời lăng mạ công ty bạn, họ biết cách bám đuổi các diễn đàn nhai đi nhai lại các vấn đề đã xảy ra hàng chục năm, cũng như biết cách chôn rượu vào vườn nhà bạn rồi đi tố cáo.

4 – Sợ thứ tư là sợ chính mình

Vì đôi lúc tham lam lắm, vô tình hoặc cố ý vượt qua một số ngưỡng cho phép để tạo điều kiện cho các bạn (1), (2), (3) xử lý mình

5 – Sợ thứ năm mới là sợ cơ quan quản lý nhà nước

Thực ra thế thôi, chứ thường họ lại rất thân thiện và không chủ ý làm khó mình. Cái khó của họ là bị cơ chế bó tay, buộc phải làm những điều mà chính họ cũng không muốn làm.

6 – Đối thủ, khó khăn lại là cái không đáng sợ, thế mới buồn cười chứ

Cuộc chiến Rupert Murdoch vs Google: ai thiệt hơn?

Murdoch muốn gì ở Google?

 

  • Muốn Google chia sẻ doanh thu quảng cáo với các phép tìm kiếm có chứa link về News corps. Google không muốn việc này bởi vì việc này tạo ra tiền lệ khiến các nhà xuất bản lớn nhỏ khác cũng đưa ra đòi hỏi tương tự. Từ đó doanh thu Google sẽ sụt giảm vì bị chia sẻ doanh thu, một tác hại lớn không kém đó là Google phải thương thảo với quá nhiều đối tác khi muốn mở rộng index.
  • Muốn Google đặt rank cao hơn cho các bài viết của News Corps trong kết quả search. Google nói rằng họ không muốn điều này, bởi vì như vậy tính khách quan trong ranking bị mất đi, và người dùng sẽ có cảm giác "nghi ngờ" rằng họ không có được kết quả tìm kiếm tốt nhất trên Google. Tuy vậy, thực tế là khi tìm kiếm tin tức, Google đang trả về kết quả của Google News ở vị trí cao.

Ai đứng về phía Murdoch? Ai đứng về phía Google?

 

  • Reuters đang có các động thái tương tự, và đang làm việc chặt chẽ với Bing của Microsoft để tạo ra các sản phẩm kết hợp. Steve Balmer cũng từng nói bóng gió tới việc sẽ chấp nhận chia sẻ doanh thu với các nhà sản xuất nội dung.
  • MSNBC, Fox, TimeWaner trước tiên sẽ ngồi im và quan sát, nhưng nhiều khả năng họ sẽ nhanh chóng nghiêng về phía Murdoch nếu ông ta dám làm.
  • Yahoo Portal, MSN, AOL – đều đã quen với việc chia sẻ doanh thu với các bên nội dung, và sẽ muốn tranh thủ dịp này để gây thiệt hại cho kẻ thù chung là Google
  • Bing của Microsoft – đây là cơ hội rất tốt để tạo sự khác biệt về sản phẩm. Bạn sẽ có một máy tìm kiếm tìm ra những thứ nổi tiếng mà Google không thể tìm ra
  • Twitter, FaceBook, Digg, LinkHay – là các nguồn tạo traffic ngày càng chiếm tỷ trọng lớn đối với các site tin tức. Độc giả đến từ các nguồn này giá trị cao đối với site tin tức vì tính nhanh chóng, sự phù hợp về tiếp thu thụ động, cũng như tính phù hợp về nội dung.
  • Ủng hộ Google là các publisher nhỏ, các blogger, các site ngách không có được địa vị thương hiệu lớn và cần Google để phát triển khách hàng mới, cũng như làm danh bạ truy cập cho khách hàng cũ, họ cũng được lợi (ít ra là trước mắt) khi các site lớn rút khỏi Google index.
  • Các nhà đấu tranh tư tưởng: bảo vệ người tiêu dùng, cạnh tranh tự do, nội dung mở, v.v.v. sẽ đứng về phía Google vì triết lý tự do của họ.
  • Các dịch vụ có tính chất tương tự ngần ngại tới lượt họ phải nộp tiền sẽ lên tiếng hoặc có cách hành động ngầm hỗ trợ Google

Thiệt hại nào cho Google?

Một số nhà bình luận cho rằng Google không thiệt hại gì, nhưng thực tế thiệt hại có thể sẽ rất lớn

  • Người tìm kiếm biết chắc trên Google sẽ không có các nội dung chất lượng cao, đẳng cấp hàng đầu của WSJ và News Corp, vì vậy mỗi lần thực hiện phép search trên Google người ta sẽ có cảm giác không tin tưởng có đầy đủ kết quả tốt nhất, từ đó sẽ thử lần thứ 2 trên Bing để đảm bảo chắc chắn. Việc này sẽ tác động lớn vào tâm lý và nhận thức người dùng, tạo điều kiện cho các đối thủ của Google vượt lên trong cạnh tranh, đe dọa địa vị dẫn đầu của Google.
  • Các website sẽ nhanh chóng tìm tới các nguồn tạo traffic thay thế như Twitter, FaceBook, LinkHay. Ảo tưởng bị thổi phồng về giá trị traffic của Google buộc phải đối mặt với thực tế mới. Đột nhiên các chủ website tin tức sẽ nhận ra rằng traffic mà Google mang lại không giá trị cao như trước đây họ vẫn nghĩ, thậm chí họ có thể chuyển sang thái cực đánh giá thấp traffic tạo ra bởi Google so với giá trị thực của nó.
  • Khi tin tức thành công thì sẽ tạo ra cả một trào lưu tương tự với nhạc, video, thương mại điện tử; cũng như hàng loạt các site tìm kiếm vertical khác được phát triển để thay thế Google.

Thiệt hại nào cho News Corps của Murdoch?

  • Theo một đánh giá sơ bộ 25% traffic tới WSJ là đến từ Google. Tuy vậy, như một phân tích từ khá lâu tôi từng chỉ ra, trong số 25% này, có tới 15% traffic vốn là của chính WSJ, chỉ là độc giả "mượn đường" đi qua Google. Có Google hay không, người ta vẫn tới thẳng websites. Có thể tạm ước lượng là WSJ sẽ mất khoảng 5% traffic vì cấm Google. Thiệt hại cho WSJ là thiệt hại về phát triển độc giả.
  • Doanh thu của WSJ có mất tới 5%? Thực tế không phải vậy, vì đa số lượt xem đến từ Google là vào thẳng bài viết, đây lại là các trang có năng lực tạo tiền kém nhất. Nếu bạn biết rằng tới 50% doanh thu đến từ trang chủ thì bạn sẽ hiểu rằng doanh thu quảng cáo cáo của WSJ sụt không quá 2.5%, một con số hoàn toàn chấp nhận được.
  • Cũng phải lưu ý rằng, lượt xem trang của một website phụ thuộc chính vào bản thân nó hơn là Google. FaceBook đâu cần Google, nhưng họ vẫn phát triển với siêu tốc độ. Các trang dạng tin tức lượt xem phụ thuộc nhiều vào chất lượng nội dung là chính. Vì vậy, ở địa vị một trang tin tức hàng đầu, trong ngắn hạn WSJ và News Corp chịu thiệt hại không đáng kể nếu xảy ra chiến tranh với Google.
  • Trong dài hạn thì vấn đề có thể khác hơn.
    • Thứ nhất, WSJ sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh với các site đối thủ như Bloomberg, BW, các blog tài chính, hay NYT về mặt phân phối nội dung, tạo ra khoảng trống "an toàn" cho các đối thủ tung hoành
    • Thứ hai. Google là cửa ngõ tới nội dung toàn cầu, cho phép các site nội dung tiếp cận tới các lớp độc giả mới hòa nhập vào Internet trên toàn cầu, hoặc lớp độc giả mới mới hòa nhập vào tri thức kinh tế Mỹ. Đối kháng với Google chính là tự cắt đi kênh tiếp cận độc giả mới quan trọng này, lớp khách hàng chiến lược 20 năm tới của WSJ.

Tại sao Murdoch muốn chiến tranh khi cả hai cùng thiệt?

Nhiều bloggers hay nhà báo nhẹ dạ vội vàng nhận định rằng Murdoch là người không có tầm nhìn và hành động của ông ta là ngu ngốc. Tuy vậy, họ dường như quên 2 điều: (1) Rupert Murdoch đủ giàu, đủ tỉnh táo và đủ người tư vấn để có những quyết định rất sâu sắc; (2) Murdoch nghĩ từ góc độ media đa dạng hơn, gồm cả truyền hình, báo giấy và online chứ không chỉ internet.

  • Quảng cáo không phải là mô hình doanh thu đủ sustainable cho một đế chế xuất bản nội dung. Ngay cả khi WSJ online có doanh thu quảng cáo gấp rưỡi hiện tại, nó cũng không đủ để duy trì bộ máy sản xuất nội dung hiện tại của WSJ. Sự thật là doanh thu quảng cáo của Google tuy lớn, nhưng nó chỉ đủ làm giầu cho Google chư không đủ để nuôi cả thế giới media.
  • Quảng cáo không phải là mô hình doanh thu hiệu quả, phù hợp với các nội dung chất lượng cao. Các nội dung chất lượng cao thường không có nhiều người đọc như các nội dung đại chúng tầm thường. Chi phí sản xuất các nội dung này lại rất lớn, trong khi đó mô hình quảng cáo trả tiền thông qua lượt xem, không đủ khả năng phân biệt lượt xem của ăn mày và tiến sỹ.
  • Murdoch không còn lựa chọn nào ngoài việc tìm kiếm một mô hình doanh thu mới, chứ không thể làm theo Google và mô hình quảng cáo của họ. Bác bỏ Google nghĩa là chấp nhận mất đi 5% doanh thu của mô hình quảng cáo, để đặt cược vào việc tìm ra một mô hình mới giúp duy trì đế chế xuất bản của ông ta.
  • Mô hình mới sẽ là gì? Còn phải thực hiện được mới biết, nhưng một cách trực diện nhất là bán nội dung. Nội dung đem bán thì không thể miễn phí, và việc đối đầu với Google giúp Murdoch đạt nhiều mục tiêu: (1) chuẩn bị tâm lý cho khách hàng, (2) gây chấn động và sự quan tâm rộng hơn với thu phí, (3) gây sức ép vào Google để đạt được các lợi ích kinh tế

Nếu Murdoch thật sự đối đầu với Google thì những ai sẽ chịu tác động? 

 

  • Cơ hội cho Bing trong việc hợp tác với giới media, để tạo ra sự khác biệt về sản phẩm và vượt lên trên Google. Google không thể trả tiền cho giới media vì thiệt hại quá lớn, Bing có thể trả đủ để làm đau Google mà thiệt hại không lớn.
  • Cơ hội cho social media – vai trò phân phối nội dung, tạo lượt đọc của Social media sẽ được nhấn mạnh, và đây sẽ là cơ hội của họ trong hệ sinh thái mới.
  • Cơ hội mới cho cả ngành media và ngành công nghệ trong việc tìm kiếm một mô hình doanh thu mới, bao gồm (mà không giới hạn trong) quảng cáo.
  • Cơ hội cho chính Google nếu họ có thể rời bỏ được tư tưởng quảng cáo là mọi thứ.

Các mô hình doanh thu nào có thể phù hợp? 

 

  • Bán đăng ký hàng tháng (kiểu WSJ)
  • Bán từng bài viết (kiểu Kindle, iTune)
  • Thu tiền thông qua thiết bị (kiểu iPhone, iPod)
  • Thu tiền thông qua đối tác (kiểu iPhone, truyền hình cáp)
  • Thu tiền thông qua dịch vụ (kiểu bloomberg)
  • Thu tiền thông qua các sản phẩm hữu hình, các ấn phẩm
  • Quảng cáo
  • Chắc còn nhiều nữa …

Thu phí đọc báo: paywall thông minh của WSJ và FT

Nhân câu hỏi liệu báo điện tử thu phí được không trong hội thảo SM, lại nhớ tới cái Paywall khá smart của WJS và FT.

1 – Bạn phải đóng phí hàng tháng, hoặc đăng ký báo giấy thì mới có account để đọc toàn bộ các bài trên WSJ và FT. Bạn phải có account mới có thể comment được trên WSJ

2 – Nhiều người sẵn sàng nộp phí vì WSJ và FT nhiều lúc có các thông tin khá quan trọng cho công việc làm ăn, trong khi khoản phí không đáng là bao. Ngoài ra việc bạn có thể comment được trên WSJ khiến cho bạn có một vẻ sang trọng nào đấy, và cảm giác là bạn có thể hòa mình vào MXH của giới thượng lưu.

3 – Vấn đề băn khoăn là Paywall của WSJ có thể làm sụt giảm traffic, kéo theo quảng cáo sụt giảm. Nhưng với trường hợp của WSJ thì đối tượng độc giả của WSJ và FT là giới doanh nhân có thu nhập cao, nhà quảng cáo chủ động nhắm tới nhóm này. Vì vậy khi chính việc thu phí lại làm cho nhà quảng cáo tin chắc rằng đa số độc giả là người có thu nhập cao, sẵn sàng trả tiền cho quảng cáo với CPM giá cao. Ngoài ra số lượt đọc giảm đi do không chịu nộp phí không phải là độc giả lõi của WSJ, nên lượt đọc giảm, không làm giá trị độc giả giảm.

4 – Một lo ngại khác là việc thu phí sẽ khiến cho WSJ online không phát triển được khách hàng, không tiếp cận được các khách hàng tiềm năng quốc tế. WSJ và FT đã áp dụng một cách cực kỳ thông minh, đấy là cho phép user có thể truy cập các bài báo WSJ và FT thông qua nhiều con đường mang tính chất trái phép không chính thức như search trên Google News, qua Digg, hay dùng các công cụ giả mạo nguồn dẫn refspoofing. Như vậy, những ai chưa đủ điều kiện, nhưng thật sự vẫn muốn đọc và hướng về WSJ vẫn có một cơ hội để đọc, nhưng không khiến cho người nộp tiền có cảm giác bị thiệt khi người khác được sử dụng miễn phí. Nói cách khác, thu phí mà vẫn hạn chế mất mát khách hàng tiềm năng một cách tối đa.

Mới nghĩ được vậy, ai có thêm ý tưởng gì khác xin mời bổ sung.

Được loan tin bởi minh , TaiTran , ixx2u , duongminhviet

 misuto 153 ngày trước

"Bạn phải có account mới có thể comment được trên WSJ" <– cái này tráu bảo từ 2 năm trước nhé!

 TanNg 153 ngày trước

Ầy, K14 của cháu, làm thế lại không hợp. WJS nó làm vậy để tạo tính "sang"

  duongminhviet 153 ngày trước

Minh súng to làm cái j từ 2 năm trước rồi à ??

 duongminhviet 153 ngày trước

Nói chung có vẻ thiên về mẹo nhiều hơn là 1 giải pháp có tính tổng quát thực sự

 TanNg 153 ngày trước

Nhưng mà nó solve được vấn đề đấy, và nó đơn giản.

 duongminhviet 153 ngày trước

– cái số 3 ok, hiệu quả trong việc định vị lại WSJ hơn là kiếm tiền ngay lập tức
– cái số 4, em cho là về dài hạn sẽ tao ra mâu thuẫn và có thể xói mòn hiệu quả của thu phí

 tuand 153 ngày trước

cái số 4 kiểu Window tạo điều kiện cho crack :D, hoặc Iphone tạo điều kiện phá mã, G1 tạo điều kiện hack multitouch???

 TanNg 153 ngày trước

@tuand đúng thế đấy

 TungDang 152 ngày trước

Doanh thu chủ yếu của FT hiện nay là bán tin ở cái terminal. FT có trả lời là cái online subcription kia để giữ cho bọn khách mua terminal ko đạp vào mặt nó. Hì hì

 longsoco 152 ngày trước

Vang, em cung phai pay de doc duoc wsj. It’s worth. Vi neu dung cach nay cach khac de doc duoc thi mat thoi gian va doi luc la mat thong tin (vi ko duoc push)…cai chinh la da so bai cua WSJ chat luong va co tinh goi mo….

 longsoco 152 ngày trước

Vi vay, theo em nghi, cai quan trong nhat khong phai thu phi hay khong thu phi ma lam the nao de nang cao chat luong cua bai viet, lam nguoi doc thay thieu la ko song duoc…

Tóm lược nội dung trình bày trong hội thảo Social Media (2)

D. CON NGƯỜI và DOANH NGHIỆP TRONG SM

11. Xây dựng và sử dụng thương hiệu cá nhân qua SM – Tài Trần và Ice có một bài trình diễn rất thuyết phục về việc sử dụng SM cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân nhằm thể hiện mình một cách trung thực, hữu ích và nhất quán nhất trong các cộng đồng khác nhau
– Diễn giả khẳng định SM cung cấp cho bạn một môi trường năng động, hiệu quả, rẻ và có thể chủ động tác động được để xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hoàn toàn thú vị.
– Bí quyết là nhất quán với mục đích và uyển chuyển trong ứng xử. Thủ thuật ứng xử là thân thiện và tự kiểm soát.
– Sử dụng nick và avatar để làm yếu tố nhận dạng với sự nhất quán, đơn giản và thật sự. Sử dụng nội dung để vẽ lên hình ảnh về mình trong mắt social graph của mình.
– Sử dụng SM để tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn, để sản xuất các bài viết của riêng mình, cũng như chọn lọc cái thông tin phù hợp có giá trị để chia sẻ cho từng cộng đồng.
– Bài trình bày cũng giới thiệu một số công cụ khác nhau, phù hợp với các hành vi quan trọng trên SM tại slide 15 và 18

12. Chiến lược Social media cho Doanh nghiệp – Hoado nhắm vào việc chỉ ra các yếu tố trọng yếu mà doanh nghiệp cần quan tâm khi sử dụng Social media. Đây là bài trình bày dài nhất, và nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới thực hành.
– Xuất phát từ việc xây dựng các nhận thức căn bản, diễn giả chỉ ra ra rằng media thời đại mới là sự tương tác hai chiều với sự tham dự và tương tác sâu của chính người sử dụng thông tin.
– Khách hàng đang nói về thương hiệu của bạn, đánh giá sản phẩm của bạn, tin tưởng lời giới thiệu/đánh giá hơn quảng cáo. Diễn giả nhấn mạnh vào đối thoại, chỉ ra các biện pháp đối thoại và công cụ phục vụ cho đối thoại.
– Đặc biệt slide 18 cũng chỉ ra phạm vi ứng dụng của SM/SN đã được mở rộng hơn quảng cáo/PR truyền thống sang các mảng nghiên cứu thị trường, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý reputation, v.v…
– Các khung cơ bản của một chiến dịch, chiến lược và chiến lược tiếp cận cũng được trình bày khá kỹ lưỡng trong các slide tiếp theo

 

E – TỔNG HỢP và HỎI ĐÁP

13 – Các nguyên tử cấu thành Social Media – TanNg bài này tổng hợp và nhấn mạnh một số khái niệm quan trọng nhất trong Social media
– Các công cụ xuất bản phổ biến. Đặc biệt lưu ý tới 2 hình thức của đơn vị tin tức là tin tức viết với link thường trực và tin tức có khả năng nhúng.
– Stream được nhấn mạnh lại, với lưu ý về việc phải duy trì thương hiệu để có chỗ đứng trên luồng tin.
– Social graph được nhìn nhận từ giác độ quan hệ, kênh ảnh hưởng và kênh lắng nghe, cũng như một chỗ đứng trong kênh viral.
– Diễn giả cũng chỉ ra vai trò quan trọng ngày càng tăng lên của kênh viral so với kênh portal trong việc phân phối thông tin.
– Ý thức về việc xây dựng Identity cá nhân một lần nữa được khẳng định, với các yếu tố nhận diện, yếu tố thông tin liên hệ và yếu tố phản ánh bản chất cá nhân cần được chú trọng và sử dụng công cụ thích hợp.

14 – Bức tranh tổng quát
– Các công cụ sản xuất thông tin quan trọng như Blogging với WordPress, xuất bản thông tin với Video, Micro blogging với Twitter, Tumblr được giới thiệu nhằm giúp các cá nhân tham gia sản xuất thông tin trong SM biết đến và khai thác chúng một cách hiệu quả hơn
– Các kênh phân phối mới được giải thích và đi sâu trong các bài Twitter, Stream, MM&SM, cũng như bài các nguyên tử SM.
– Tương quan lực lượng giữa SM và MM, chuyển dịch chiến lược, cũng như phương án để hòa hợp cả về sản xuất, xuất bản, phân phối cũng như thu tiền được đề cập tới trong các bài Tương quan SM&MM, Truyền thông tích hợp và MM thích ứng với SM như thế nào.
– Ứng dụng SM vào thực tiễn cuộc sống và kinh doanh được nêu trong các bài về Xây dựng thương hiệu cá nhân và Chiến lược cho doanh nghiệp trong SM.

15 – Hỏi đáp
Hơn 20 câu hỏi được đặt ra xoay quanh các chủ đề đã được thính giả và diễn giả tham gia thảo luận trọng tâm vào các vấn đề chính sau:
– Social media dịch là gì?
– MXH và Social Media là một hay là hai? Chúng sẽ đi về đâu?
– Tại sao lại clone? Tại sao không? Clone thì nên làm như thế nào?
– Liệu có thu tiền đọc báo và email được không?
– Các clone sẽ thu tiền bằng cách nào? Các clone sẽ chống lại sự xâm nhập của nước ngoài bằng cách nào?
– Cơ hội kinh doanh tiềm năng nào cho Social Media?
– Internet thay đổi nhanh vậy ngừoi làm sản phẩm social media phải làm gì?
– Và còn rất nhiều câu hỏi khác

Tóm lược nội dung trình bày trong hội thảo Social Media (1)

A. TỔNG QUÁT

Social media là tin tức, nội dung được quần chúng hóa, công chúng hóa, xã hội hóa từ khâu sản xuất, xuất bản, phân phối tới tiêu dùng

B. CÁC CÔNG CỤ XUẤT BẢN CHÍNH

1. Giải pháp blogging chuyên nghiệp với WordPress – Quanganhdo, giới thiệu việc sử dụng một giải pháp dùng cho blogging cá nhân hay nhóm như
– một công cụ sản xuất bài báo chuyên nghiệ, với chức năng lõi dành cho xuất bản và các chức năng mở rộng thông qua themes và plug-in
– với 2 phương án tự host và host trên WP
– các chức năng chính mà người có blog cần quan tâm, cũng như tiếp cận cộng đồng hỗ trợ ở đâu
– bài nói cũng chỉ ra rằng WP đặt trọng tâm vào xuất bản nên không có các công cụ kết nối, tuy vậy blogger có thể thông qua các plug-in để kết nối thông qua các MXH khác

2. Từ Y360 sang WordPress – sự lựa chọn không luyến tiếc – Hisashi, giới thiệu các kinh nghiệm sử dụng WP trong quá trình blogging từ
– chuyển đổi dữ liệu từ Y360
– những nét nổi bật trong khai thác WP
– các mẹo quan trọng nhất trong quản lý blog, đặc biệt là phương pháp thống kê phân tích độc giả.
– blogging theo nhóm cũng là vấn đề quan trọng, nhưng đề cập chưa được rõ ràng

3. Tumblr giới thiệu và ứng dụng của nhóm user Tumblr Việt nam. Bài nói giới thiệu một microblogging platform mới. Phần chức năng trình bày khá rõ ràng. Đáng tiếc là bài nói này chưa làm nổi bật lên được sự khác biệt và hấp dẫn của Tumblr đó là "thông điệp kèm theo cảm xúc và phong cách".

4. Twitter and Microblog : microblogging và những ứng dụng của nó – TrangNEU trình bày về khái niệm tiểu blog nói chung, giới thiệu Twitter và một loạt các công cụ microblogging liên quan. Bài trình bày cũng sử dụng iBox.fm để làm ví dụ sâu về các chức năng điển hình của Microblog cũng như khả năng kết nối giữa các mạng social media

5. Mô hình UCG đa cấp với video – TungNS đã phải hoãn sang buổi chiều, nhưng cuối cùng bị hủy bỏ vì diễn giả ốm. Rất đáng tiếc vì Video là một trong các kênh tin tức điển hình trên Internet

B. NỀN TẢNG PHÂN PHỐI TIN TỨC

6. Twitter – góc độ nền tảng phân phối tin tức – TanNg trình bày về một nền tảng phân phối nội dung mới rất mạnh mẽ đó là kênh Viral. Twitter được sử dụng làm ví dụ vì nó phù hợp và không thể nhầm lẫn. Vừa là công cụ truyền thông điệp lõi, vừa là kênh lắng nghe hiệu quả, Twitter trở nên đặc biệt mạnh mẽ và hữu dụng cho cả người sản xuất nội dung lẫn người tiêu thụ nội dung nếu biết cách xây dựng và sử dụng social graph một cách đúng đắn

7. Dòng tin tức (the stream) – Javacola nói về một khái niệm quan trọng "stream" vì nó là màn hình đầu tiên của social media users, dùng cho việc tiêu dùng tin tức. Bài nói chỉ ra kết cấu của dòng tin trên phương diện các đối tượng tác động tới nó, các thách thức nó phải đối mặt. Bài nói hữu ích cho cả người sản xuất tin tức lẫn ngừoi chia sẻ/phân phối tin tức hay người khai thác tin tức. Vấn đề quảng cáo trong stream cũng được đề cập, nhiều kiểu stream khác nhau được ví dụ bằng hình ảnh cụ thể – tuy vậy diễn giả không đủ thời gian để trình bày kỹ vào các vấn đề.

 

C. MASS MEDIA với SOCIAL MEDIA

Chủ đề này được nhiều diễn giả là những người làm báo chuyên nghiệp tham luận

8. Truyền thông đa kênh – Lê Thăng nói về

– sự khác biệt quan trọng trong quá trình sản xuất của mass media với social media; các ưu thế, các bất lợi của từng loại hình;
– đặc trưng sản phẩm của chúng;
– đồng thời diễn ra cũng đưa ra một kết luận quan trọng rằng mô hình truyền thông đa kênh, với việc các kênh truyền thông đa kênh truyền thống thâm nhập Internet và phát thêm nội dung vào các kênh social media theo cách phù hợp với bản chất của môi trường này là điều tất yếu.
bài nói tuy chỉ có 4 slides nhưng cung cấp khá nhiều ý tưởng thú vị.

9. Tương quan truyền thông đại chúng (MM) và Social Media (SM) – Dương Minh Việt
– đề cập tương quan lực lượng giữa MM và SM qua việc đặt câu hỏi chúng sẽ kill nhau, bổ trợ cho nhau hay phân chia lại thị trường?
– Bài nói làm rõ sự khác biệt về môi trường truyền thông đại chúng và truyền thông cá nhân để nhìn rõ tương quan trên giác độ phân phối.
– Vấn đề "chất liệu lõi" của media được diễn giả đi sâu phân tích, từ đó chỉ ra tương quan mới trong sản xuất nội dung giữa MM và SM trên phương diện năng lực sản xuất từ đó tạo ra các sản phẩm khác biệt nhau như thế nào, hoặc thách thức mỗi loại hình phải đối mặt ra làm sao, hoặc các hạn chế/thuận lợi của SM và MM
– Một vấn đề nóng chưa có câu trả lời rõ ràng đang được thảo luận trên thế giới cũng được diễn giả đề cập là mô hình kinh doanh, hay các vấn đề liên quan tới cách thu phí trên giá trị lõi.
– Và cuối cùng, tác giả nhận định về sự kết hợp giữa MM và SM trong quá trình phân chia lại thị trường tin tức.
Đây có lẽ là một bài nói xuất sắc, thể hiện tầm nhìn của diễn giả trước những thay đổi lớn lao sắp xảy ra.

10. Traditional Media hiểu và tận dụng sức mạnh của Social Media- Trương Trí Vĩnh
– Xuất phát với một vài đặc trưng của SM, diễn giả sử dụng một vài ví dụ điển hình để làm nổi bật sự khác biệt giữa SM và MM, kết thúc vấn đề bằng một bảng tổng kết việc các báo điện tử lớn ở Mỹ đã sử dụng SM như thế nào với việc đưa ra các chức năng tương tác độc giả trên site, tạo điều kiện cho độc giả, blogger tham gia đưa tin như CNN iReport, việc sử dụng FB FanPage, Twitter account, hoặc các section blogging dành cho độc giả.
– Vấn đề người tiêu dùng tin tức tiêu thụ nó ở đâu, thói quen và hành vi mới là gì trong môi trường SM được diễn giả đặt ra để giợi ý cho MM các cách thích ứng phù hợp.
– Số lượng hệ thống phân phối sẽ giảm dần, số lượng hệ thống sản xuất tin sẽ tăng mạnh mẽ, tổng dung lượng thị trường cũng sẽ tăng cao là một vài trong số các dự báo của diễn giả.

— còn tiếp —

Các nguyên tố của Social Media (1)

Lười viết, tổng hợp một số ghi chép lười lại thành một bài cho để lưu

Micro Blogging

Blog lười – tại sao tôi thích

Dạo này toàn dùng Note của LinkHay để viết. Lý do mình khoái nó là:
* Đơn giản, ngắn gọn, không phải tốn sức đẽo gọt nó thành một bài blog thật hay, có lý và dễ hiểu cho số đông.
* Liệt kê ý theo kiểu vắn tắt, không tốn công format, trình bày, bổ sung bằng chứng, dẫn chứng.
* Tóm nhanh các ý tưởng, sáng kiến nảy ra trong đầu, chia sẻ cho những người có thể hiểu và bình luận nó.
* Dài hơn Twitt một tí đủ để viết có đầu có đuôi. Tĩnh hơn Twitt và có thể edit được, chứ không bị trôi đi mất.

Less is More with Twitter

Chính việc buộc phải viết ngắn trong Twitter (dưới 140 ký tự) lại tạo ra nhiều cái hay
1 – Khi người ta buộc phải viết ngắn, người ta sẽ phải chọn lọc các ý tưởng hay nhất, các từ ngữ cô đọng nhất. Từ đó tạo ra một thông điệp súc tích nhưng giàu ý nghĩa, giúp người đọc tốt ít thời gian nhất mà vẫn nắm được thông tin quan trọng nhất.
2 – Việc đọc nhanh từng nội dung (nhờ vào việc nó ngắn), giúp người đọc có thể nhanh chóng lướt qua hàng chục, thậm chí hàng trăm thông điệp để chọn được thông điệp bạn muốn đọc sâu.
3 – Các URL rút gọn hoàn toàn không chứa thông tin, khiến người đọc/người viết phải tập trung vào text
4 – @reply, @via, @RT đặt cùng với ngữ cảnh nội dung, rất đơn giản, nhưng giúp người đọc tin có một hình dung nhất định vè người được @. Từ đó tạo nên cơ chế giới thiệu hoặc phát hiện một người/nguồn tin có giá trị rất hiệu quả
5 – 140 ký tự giúp thông điệp có thể dễ dàng lên mobile, không chỉ là SMS mà còn phù hợp với màn hình nhỏ, từ đó tăng phạm vi và ngữ cảnh sử dụng
6 – Người dùng đọc từng cụm tweet, được chia bớt ra theo các nhịp 3, 5, 10 phút (thiết lập trên client), từ đó họ có thể đọc và trả lời một khối lượng lớn thông tin so với việc vào một trang web dày đặc các items.

 

Identity: Nick và Avatar

Nick name is new Real name

10 năm trước khi Internet mới vào Việt nam, nick name là tên của một người trên một website, và nhiều người đã coi mạng là ảo, nick name là cái dễ mạo danh. Tới ngày hôm nay, nick name có lẽ đã trở thành thật hơn cả tên thật. Vài trải nghiệm cá nhân
* Tôi dùng nick TanNg từ ngày dùng netnam, xuyên suốt các network tôi từng tham gia. Và tới nay, có lẽ số người biết nhận diện được TanNg nhiều hơn số người biết họ tên thật của tôi. Avatar cũng gần tương tự vậy.
* Khi tôi tham gia một mạng mới, thường khai nick TanNg, và những người từng biết tới mình, nhanh chóng nhận ra tôi thông qua nick TanNg
* Mạng phản ánh cuộc sống của con người qua góc độ con người đó sinh hoạt trên mạng. Và khi hoạt động của mọi người trên mạng ngày càng mang tính xã hội nhiều hơn: viết blog, chia sẻ ảnh, giao lưu, làm quen thì nick name lại càng phản ánh cuộc sống của con người hơn bao giờ hết. Internet life đã trở thành new real life.
* Các mạng xã hội, các công cụ social media chính là enabler hoặc chất xúc tác cho quá trình chuyển dịch cuộc sống sang internet life
* Nick name lợi thế hơn tên thật ở chỗ: duy nhất/khó nhầm lẫn, dễ dàng nhận diện, dễ dàng tham chiếu/nhắc tới, xây dựng personal brand name.
Như vậy:
* Chú ý trong việc sử dụng nick name và avatar của bạn
* Ghi nhớ rằng Internet life đã trở thành new real life

 

Social Graph, Viral và Distribution Channel

Social Graph dưới góc độ Social Media

1. Social Graph là quan hệ của bạn
* Trên FaceBook mối quan hệ là 1-1, hai người là bạn của nhau
* Bạn viết blast tâm sự, tâm tư, bày tỏ cảm xúc Bạn bè vào chia sẻ, thông cảm, giao lưu, xã giao.
* Bạn chia sẻ nội dung, ý tưởng. Bạn bè vào giao lưu, bàn tán.

2. Social Graph là ảnh hưởng của bạn
* Trên Twitt, nhiều người theo đuôi bạn. Ai quan tâm nội dugn của bạn thì follow bạn.
* Bạn Tweet hoặc retweet để nêu góc nhìn của bạn vào một vấn đề, kèm theo link tham khảo. Đuôi của bạn là những người yêu thích nội dung bạn giới thiệu chính là tầm ảnh hưởng của bạn.
* Nếu đuôi của bạn retweet tầm ảnh hưởng của bạn lại lan xa

3. Social Graph là kênh tiếp nhận thông tin của bạn.
* Trên Twitt, bạn theo đuôi một số người. Ai cung cấp thông tin tốt thì bạn theo đuôi.
* Tweet client chính là màn hình tiếp nhận luồng thông tin mà bạn quan tâm cao.
* Đôi lúc bạn @reply hoặc @notify để trao đổi kỹ hơn với nguồn tin, hoặc người liên quan.

 

 image

 

4. Xây dựng và Quản lý Social Graph
Social Graph ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trải nghiệm Social media của bạn. Vì vậy, hãy lưu ý
* Cung cấp các thông tin chất lượng, trao đổi, bình luận giúp người khác hiểu bạn hơn từ góc độ thông tin, để có thể quyết định có theo đuôi và giao lưu với bạn hay không.
* Thêm bạn, lọc bỏ, theo đuôi và bỏ theo đuôi là các lựa chọn cốt tử tác động tới Social Graph của bạn, từ đó tác động tới trải nghiệm nội dung của bạn.

Ý nghĩa của từ Viral

Hệ quả của Viral là Lan truyền, nhưng ý nghĩa của nó giàu hơn lan truyền, mà tương đồng với Virus hơn
* Lan truyền như virus là hệ quả, nhưng không phải là tất cả
* Virus sức sống cao thì mức lan càng mạnh. Nội dung càng hay sức lan càng cao.
* Virus muốn lan xa thì phải nguyên bản, lan đi đâu vẫn là nó. Ý tưởng cũng vậy, phải đủ mạnh để không bị biến thái khi lan xa.
* Virus khi đạt tới một mật độ tới hạn thì bắt đầu lan mạnh. Nội dung cũng vậy, khi có dủ số người quan tâm thì lan xa
* Virus muốn bùng phát phải đặt vào môi trường phù hợp. Nội dung hay khi rơi đúng thời cơ, ngữ cảnh và cộng đồng sẽ tự phát huy tác dụng.
* Virus có thể lan nhanh, lan rộng và lan lâu: Vàng Anh lan nhanh mà không lâu, nhạc Chopin chậm mà vĩnh viễn, Mỹ Linh khó lan rộng hơn lãnh thổ Việt nam

Lý do FaceBook, Twitter, LinkHay sẽ khiến blogging mạnh lên

—-
Phân phối nội dung:
* Trước đây blogger dựa vào Google, Y360, YM và email để truyền thông tin. Các công cụ này đều không relevant và hữu ích cho blog. Vì bạn mình ít khi đọc bài viết chuyên môn của mình.
* FB, Twitt, LinkHay là công cụ phân phối mới cho blog với tính relevant cao. Vì quá trình hình thành social graph luôn có tính kết nối cao với mối quan tâm chung. Ngoài ra các MXH này tạo điều kiện cho mọi người phát triẻn social graph xung quanh các chủ đề họ quan tâm. Tính viral cao của nhóm này cũng hỗ trợ cho bài blog reach được audience của họ
—-
Động lực để viết:
* Ý tưởng bắt nguồn từ ý tưởng, sáng tạo dựa trên sáng tạo. Và quá trình trao đổi short idea trong các blast, comment tại FB, Twitt, LinkHay – lại khiến người ta phát sinh ý tưởng để viết. Notes này là một ví dụ.
* Reactions của độc giả và fellow bloggers: thông qua comment, facebook comment, twitt reply tạo cảm hứng và sức ép để blogger viết
* Audience rộng hơn, cũng tạo các cơ hội trong cuộc sống cho bloggers
—-
Xây dựng độc giả (audience) và duy trì kết nối với họ:
* Dễ dàng tìm kiếm, kết bạn, theo đuôi
* Comment và blast với quick idea giúp độc giả theo dõi tốt hơn và hiểu blogger hơn
* Comment, like, retwitt, share của độc giả giúp blogger viral tốt hơn trong các mối quan hệ của độc giả. Tăng hiệu quả discovery
—-
Suy nghĩ của tôi:
* Blogging kiểu chơi chơi sẽ suy giảm
* Blogging với nội dung chất lượng hoặc chuyên nghiệp sẽ nhanh chóng bùng nổ.
* Viva social media.
* Bài này định viết từ lâu, mà ko có twitt kích của @web2vietnam chắc là ko viết